TÌM HIỂU VỀ VI KHUẨN HPV VÀ MỘT SỐ BỆNH DO HPV
I. Tổng quan về HPV
1.1. Giới thiệu
The human papillomavirus (HPV) là một loại vi rút cấu tạo bởi ADN dạng vòng, sợi đôi, không có vỏ bọc thuộc họ Papillomaviridae. Chúng có thể gây ra nhiều loại tổn thương biểu mô, thậm chí gây ung thư.
Các phân nhóm HPV có khuynh hướng lây nhiễm vào các vị trí trên cơ thể mà chúng thường lây nhiễm nhất và các biểu hiện bệnh do nhiễm trùng có thể khác nhau. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy tỷ lệ mắc HPV sinh dục ở người lớn từ 18 đến 59 tuổi là khoảng 45,2% ở nam giới và 39,9% ở phụ nữ.
Nguồn: Internet
1.2. Phân loại
HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại vi-rút liên quan, một số trong đó lây truyền qua đường tình dục âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Các loại HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành hai nhóm: nguy cơ thấp và nguy cơ cao.
– HPV nguy cơ cao có thể gây ra một số loại ung thư. Có 12 loại HPV nguy cơ cao: HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58 và 59. Hai trong số này, HPV 16 và HPV 18, chiếm hầu hết các loại ung thư liên quan đến HPV.
– Các loại HPV nguy cơ thấp hiếm khi gây ung thư, mặc dù một số loại HPV nguy cơ thấp có thể gây ra mụn cóc ở hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng hoặc cổ họng. Khi mụn cóc hình thành ở thanh quản hoặc đường hô hấp, có thể mắc một tình trạng gọi là u nhú đường hô hấp, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
1.3. Sự lây nhiễm
Virus HPV lây truyền qua tiếp xúc da kề da trực tiếp. Mặc dù nhiễm trùng thường lây lan qua giao hợp âm đạo hoặc hậu môn, các loại tiếp xúc tình dục khác cũng có thể lây truyền HPV.
– Nguy cơ nhiễm trùng có liên quan tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình.
– Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HPV, tuy nhiên phụ nữ quan hệ tình dục với những người đàn ông sử dụng bao cao su vẫn có nguy cơ bị nhiễm HPV, vì bao cao su không bảo vệ 100%.
– Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng đáng chú ý nên hầu hết mọi người đều không biết mình bị HPV và có thể vô tình lây truyền vi-rút cho người khác.
– Các nghiên cứu về diễn biến tự nhiên của nhiễm HPV đã chỉ ra rằng ở phụ nữ trẻ, phần lớn các ca nhiễm HPV là tạm thời. Các yếu tố khác liên quan đến nhiễm HPV dai dẳng bao gồm tuổi trên 30, sinh con, nhiễm nhiều loại HPV phụ, suy giảm miễn dịch, hút thuốc và sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
– Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu sớm hơn không chỉ liên quan đến việc tăng tỷ lệ bất thường ở cổ tử cung ở phụ nữ trẻ mà còn liên quan đến nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung cao hơn.
II. Một số bệnh nhiễm do HPV gây ra
Có hơn 100 loại virus khác nhau, bao gồm khoảng 30 đến 40 chủng lây nhiễm đường sinh dục của con người.
2.1. Mụn cóc
Nguồn: Internet
Gây ra bởi phân nhóm HPV có nguy cơ thấp.
– Mụn cóc ở da tay và chân, chẳng hạn như mụn cóc thông thường hoặc mụn cóc lòng bàn chân, thường do các phân nhóm HPV 1, 2, 4, 27 hoặc 57 gây ra.
– Hầu hết các mụn cóc ở hậu môn sinh dục, chẳng hạn như sùi mào gà, do các phân nhóm HPV 6 hoặc 11 gây ra.
– Các phân nhóm HPV gây ra mụn cóc da lây lan qua tiếp xúc giữa da với tổn thương biểu bì.
Mặc dù không phải là tình trạng đe dọa tính mạng, nhưng mụn cóc sinh dục là nguyên nhân chính gây bệnh tật cũng như đau khổ về mặt tâm lý xã hội và xấu hổ cho nhiều bệnh nhân.
2.2. Ung thư
– Các tổn thương tiền ung thư và ung thư ở cổ tử cung, vùng hậu môn sinh dục nam và nữ, vùng hầu họng thường do các phân nhóm HPV 16 và 18 (2 phân nhóm có nguy cơ cao) gây ra.
– Các phân nhóm 31, 33, 35, 45, 52 và 58 cũng thuộc nhóm HPV nguy cơ cao vì chúng có liên quan đến sự phát triển của ung thư cổ tử cung.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy tỷ lệ mắc HPV sinh dục ở người lớn từ 18 đến 59 tuổi là khoảng 45,2% ở nam giới và 39,9% ở phụ nữ.
HPV 16 là loại gây ung thư nhiều nhất, chiếm gần một nửa trong số tất cả các loại ung thư cổ tử cung và HPV 16 và 18 cộng lại chiếm khoảng 70% các loại ung thư cổ tử cung. HPV 6 và 11 là những chủng phổ biến nhất liên quan đến mụn cóc sinh dục và gây ra khoảng 90% các tổn thương loại này.
III. Ung thư cổ tử cung do HPV
3.1. Bệnh sinh
Nhiễm HPV dai dẳng sẽ kèm theo sự bất thường của biểu mô tử cung. Khi được chẩn đoán bằng mô học vị trí tử cung, những thay đổi liên quan đến HPV được gọi là tân sinh biểu mô cổ tử cung và được phân loại từ 1 đến 3, tùy thuộc vào độ sâu của các tế bào bất thường.
– Mức độ 1: bao gồm loạn sản nhẹ và sùi mào gà (mụn cóc hậu môn sinh dục) và bao gồm các tổn thương mà chỉ một phần ba độ sâu của biểu mô là bất thường.
– Mức độ 2: loạn sản trung bình, bao gồm các tổn thương có sự tăng sinh bất thường lên đến hai phần ba biểu mô,
– Mức độ 3: bao gồm loạn sản nặng và ung thư biểu mô tại chỗ (CIS), toàn bộ biểu mô là bất thường.
Tân sinh biểu mô cổ tử cung do HPV gây ra có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng tốc độ khỏi bệnh thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương; các tổn thương cấp độ cao có tỷ lệ tiến triển thành ung thư cổ tử cung cao hơn.
3.2. Điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khác nhau, bao gồm:
– Phẫu thuật:
- Cold knife conization: sử dụng dao mổ để cắt bỏ một phần mô hình nón từ cổ tử cung và ống cổ tử cung. Đôi khi có thể cắt bỏ toàn bộ ung thư trong quá trình này.
- Sinh thiết hạch gá cửa: đây là hạch bạch huyết đầu tiên mà ung thư có khả năng lan đến từ khối u nguyên phát. Đây là thủ thuật trước khi tiến hành cắt bỏ ung thư
- Cắt bỏ tử cung
- Cắt bỏ vòi trứng và buồng trứng 2 bên tử cung (khi ung thư đã di căn)
- Cắt bỏ toàn bộ vùng chậu: Cắt bỏ toàn bộ vùng chậu sẽ loại bỏ phần dưới của đại tràng, trực tràng và bàng quang . Cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng và các hạch bạch huyết gần đó cũng được cắt bỏ. Các lỗ mở nhân tạo (stoma) được tạo ra để nước tiểu và phân chảy từ cơ thể vào túi đựng.
– Xạ trị:
- Xạ trị ngoài: Xạ trị chùm tia ngoài sử dụng một máy bên ngoài cơ thể để đưa bức xạ đến vùng cơ thể bị ung thư.
- Xạ trị nội khoa: sử dụng chất phóng xạ được bọc trong kim, hạt, dây hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào hoặc gần khối u. Xạ trị nội khoa còn được gọi là xạ trị gần.
– Hóa trị: sử dụng thuốc điều trị, có thể riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.
– Liệu pháp nhắm trúng đích.
– Liệu pháp miễn dịch.
3.3. Phòng ngừa
Nguồn: Internet
– Để ngăn ngừa nhiễm HPV đường sinh dục dưới do các phân nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp phổ biến nhất, CDC khuyến cáo rằng trẻ em trai và trẻ em gái nên tiêm vắc-xin phòng HPV bắt đầu từ độ tuổi từ 11 đến 12. Ngoài ra, khuyến cáo rằng phụ nữ nên tiêm vắc-xin đến 26 tuổi và nam giới đến 21 tuổi.
– Tầm soát ung thư cổ tử cung là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe thường quy để tránh nhiễm HPV trong thời gian dai dẳng. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:
+ HPV test để kiểm tra các tế bào cổ tử cung có HPV nguy cơ cao.
+ Xét nghiệm Pap để kiểm tra các thay đổi tế bào cổ tử cung có thể do HPV nguy cơ cao gây ra.
+ Xét nghiệm HPV/Pap để kiểm tra cả HPV nguy cơ cao và các thay đổi tế bào cổ tử cung.
– Chủ động phòng tránh bằng quạn hệ tình dục an toàn (bao cao su), quan hệ vợ chồng 1-1 cũng góp phần giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Điều này tùy thuộc vào các yếu tố xã hội nên chỉ đóng một vai trò nhỏ.
Yếu tố then chốt nhất chính là việc tiêm ngừa và tầm soát HPV đúng cách.
Tóm lại, HPV là một loại vi rút khá phổ biến trong việc gây ra mụn cóc sinh dục, hậu môn, hầu họng,…và đặc biệt là ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Việc mắc HPV đa số là hết sau một thời gian điều trị, có khả năng tái phát cao, tuy nhiên phần lớn lây nhiễm là trong thời gian ngắn. Việc nhiễm HPV dai dẳng có thể dẫn tới các biến đổi có thể gây ung thư, phổ biến nhất là ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm HPV dai dẳng cao chỉ gặp ở một số đối tượng đặc biệt. Ung thư cổ tử cung là vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Việc phòng ngừa HPV bằng vắc xin và tầm soát là vô cùng quan trọng.
Tài liệu tham khảo:
(1). Luria L, Cardoza-Favarato G. Human Papillomavirus. [Updated 2023 Jan 16]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448132/
(2). Braaten, K. P., & Laufer, M. R. (2008). Human Papillomavirus (HPV), HPV-Related Disease, and the HPV Vaccine. Reviews in obstetrics & gynecology, 1(1), 2–10.
(3). HPV and Cancer, NIH – National Cancer Institute – October 18, 2023, https://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/infectious-agents/hpv-and-cancer
(4). Cervical Cancer Treatment, NIH – National Cancer Institute – November 2, 2023, https://www.cancer.gov/types/cervical/treatment