TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
I. Tổng quan
1.1. Khái niệm
Nguồn: Internet
Tiêu chảy là một tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình có thể do vi khuẩn, vi rút gây ra.
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc phân nước ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ.
Tiêu chảy cấp tính thường kết thúc trong vòng vài ngày hoặc một tuần. Tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần được coi là tiêu chảy dai dẳng
1.2. Tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy
– Vi khuẩn E.coli (phổ biến)
– Vi khuẩn Clostridium difficile
– Lỵ trực khuẩn Shigella
– Vi khuẩn thương hàn: Salmonella typhi, S. paratyphi
– Vi khuẩn tả: Vibrio cholera
Nguồn: Internet
II. Chẩn đoán
3.1. Biểu hiện triệu chứng
a) Biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.
– Nôn và buồn nôn.
– Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:
+ Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.
+ Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
– Biểu hiện toàn thân:
+ Có thể sốt hoặc không sốt.
+ Tình trạng nhiễm độc: mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp.
+ Tình trạng mất nước: độ 1, 2, 3 biểu hiện khác nhau qua mức độ khát nước, da, mạch, huyết áp, nước tiểu,…
b) Lâm sàng một số tiêu chảy thường gặp (theo tác nhân)
– Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn: hội chứng lỵ: sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhày máu.
– Tiêu chảy do tả: khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo. Không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng.
– Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.
– Tiêu chảy do E.coli.
+ Tiêu chảy do E.coli sinh đôc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhày máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi.
+ Tiêu chảy do E.coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy, máu (giống hội chứng lỵ).
– Tiêu chảy do Salmonella: tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.
3.2. Các xét nghiệm chẩn đoán
– Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy thuộc từng loại căn nguyên.
– Xét nghiệm sinh hóa máu: có thể có rối loạn điện giải, suy thận kèm theo.
– Xét nghiệm phân:
+ Soi phân: tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng…
+ Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
3.3. Chẩn đoán phân biệt
– Ngộ độc hóa chất.
– Tiêu chảy do virus, do ký sinh trùng.
– Bệnh lý đại tràng khác: viêm đại tràng mạn, ung thư đại tràng,…
III. Xử lí
3.1. Điều trị
– Đánh giá tình trạng mất nước và bổ sung điện giải.
– Điều trị nguyên nhân bằng kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có kết quả các định tá nhân và điều chỉnh kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là vi khuẩn loại nào.
– Kết hợp điều trị triệu chứng lâm sàng: mất nước, đau bụng, buồn nôn,…
Nhìn chung, bệnh nhân mất nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy, vì vậy điều quan trọng là phải bù nước và chất điện giải. Những thực phẩm nhẹ nhàng với dạ dày cũng được khuyến khích, chẳng hạn như cơm, chuối hoặc bánh mì nướng. Một số người cũng tránh cà phê, nước ép trái cây, đồ uống có ga ngọt, rượu và thực phẩm béo để chúng không gây kích ứng ruột nhiều hơn.
3.2. Phòng ngừa
Hình ảnh: Một số biện pháp phòng ngừa tieue chảy (Cục y tế dự phòng)
– Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Ăn chín – uống nước đã đun sôi.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
– Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.
Tóm lại, tiêu chảy là khá phổ biến và tiêu chảy do vi khuẩn cũng là một loại tiêu chảy phổ biến. Các biểu hiện kèm theo khi bị tiêu chảy do vi khuẩn là rõ ràng tuy nhiên thường không chuyên biệt và cần được chẩn đoán bởi chuyên gia. Có thể chủ động đề phòng để tránh xa tiêu chảy do vi khuẩn.
Tài liệu tham khảo:
(1). InformedHealth.org [Internet]. Cologne, Germany: Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); 2006-. Overview: Diarrhea. [Updated 2023 Feb 22]. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK373090/
(2). Bộ Y tế (2015), Quyết định 5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm”.