DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ VIÊM GAN
I. Giới thiệu
Viêm gan là tình trạng gan bị viêm nhiễm, tổn thương mà tác nhân gây ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm gan, nhưng tình trạng này cũng có thể do các bệnh nhiễm trùng khác, sử dụng nhiều rượu, độc tố, một số loại thuốc và bệnh tự miễn dịch gây ra. Có năm loại virus chính gây viêm gan là loại A, B, C, D và E. Viêm gan A và E thường do ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Viêm gan B thường xảy ra do tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch cơ thể khác bị nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm thuốc khác hoặc từ mẹ sang con khi sinh. Viêm gan C là một loại virus lây truyền qua đường máu, chủ yếu lây lan qua việc dùng chung kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm thuốc khác. Viêm gan D, lây truyền qua tiếp xúc với máu có khả năng lây nhiễm, chỉ xảy ra ở những người bị nhiễm viêm gan B.
Viêm gan B, C và D ảnh hưởng đến hơn nửa tỷ người trên toàn thế giới và gây ra hơn một triệu ca tử vong mỗi năm. Nhiễm trùng mãn tính với các loại vi-rút này có thể dẫn đến xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối và ung thư gan.
II. Thực phẩm nên ăn
Ảnh: Một số thực phẩm tốt cho gan (Nguồn: Internet)
Thực phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan, xơ gan vẫn khá đa dạng, vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa ngon miệng:
– Ngũ cốc nguyên hạt và hạt kê rất có lợi khi sử dụng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị viêm gan. Chúng có thể ở dạng cám, bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, gạo đỏ, hạt kê nhỏ. Bao gồm cả các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như hạt diêm mạch, lúa mạch, yến mạch nguyên hạt hoặc yến mạch cán mỏng, gạo hoang, lúa mạch đen, yến mạch và ngô.
– Trái cây và rau quả nên là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống nào để giúp phục hồi sau bệnh gan. Chúng chứa đầy đủ vitamin và chất xơ cao giúp tiêu hóa dễ dàng. Thêm vào đó, chúng cũng chứa chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi bị tổn thương.
– Chất béo trung tính (dễ hấp thu, cung cấp năng lượng tốt):
+ Dầu dừa giúp giảm viêm
+ Các loại dầu khác như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh đều là chất béo lành mạnh được khuyến nghị là một phần trong chế độ ăn của bệnh nhân viêm gan.
– Protein lành mạnh:
+ Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa
+ Protein giá trị sinh học cao: thịt nạc, trứng, gia cầm, cá,…
+ Protein từ các nguồn thực vật như đậu, đậu lăng nguyên hạt, các sản phẩm từ đậu nành cũng có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho gan.
– Chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ trong thời kì điều trị hồi phục gan.
III. Thực phẩm nên tránh
– Tránh các thực phẩm chế biến, siêu chế biến có hại cho gan, ít chất dinh dưỡng:
+ Bánh mì chế biến, các sản phẩm phô mai maida (bột mì có ít chất xơ), thực phẩm chiên, thực phẩm đóng hộp, đóng gói.
+ Hầu hết các loại thức ăn nhanh.
– Tránh tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa như bơ thực vật, dầu Dalda, dầu hâm nóng, mỡ động vật, dầu cọ.
– Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể:
+ Đường nhân tạo
+ Đường từ trái cây có hàm lượng đường cao có thể gây cản trở gan tiêu hóa
– Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan C cũng phải ít sắt. Bệnh nhân viêm gan C mãn tính có thể gặp khó khăn trong quá trình xử lý sắt, có thể khiến gan và máu bị quá tải do thừa sắt.
+ Không tiêu thụ thịt đỏ, gan hoặc thậm chí là ngũ cốc đã được bổ sung sắt.
+ Tránh các loại trái cây như mơ và cá như cá ngừ; về cơ bản là bất kỳ loại thực phẩm nào có hàm lượng sắt cao.
+ Nên hạn chế caffeine: hãy uống ít cà phê, trà và đồ uống có chứa caffeine hơn.
– Hạn chế nghiêm ngặt lượng muối nạp vào cơ thể: tránh các loại natri chế biến như thực phẩm đóng gói, dưa chua, pappads, khoai tây chiên,… Ngoài ra, không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao.
– Hạn chế ăn thịt đỏ – chứa nhiều muối. Nếu ăn thì ăn thịt nạc và ăn 1 – 2 lần/tuần.
– Tránh dùng rượu bia, thuốc lá gây trầm trọng hơn tình trạng viêm gan.
– Chú ý trong sử dụng thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc chuyển hóa qua gan: tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Ảnh: Một số thực phẩm có hại cho gan (Nguồn: Internet)
Viêm gan là một bệnh cảnh cấp tính hoặc mạn tính, do nhiều nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu không điều trị và điều chỉnh kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, phải ghéo gan hoặc ung thư đe dọa tính mạng. Điều quan trọng trong việc điều trị viêm gan là kết hợp chặt chẽ chế độ ăn đúng cách và đảm bảo tốt cho gan, tránh xa các thực phẩm, đồ uống có hại, gây áp lực cho gan. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
Tài liệu tham khảo:
(1). Hepatitis, National Institute of Allergy and Infectious Diseases – July 21, 2022, https://www.niaid.nih.gov/diseases-conditions/hepatitis
(2). Dietary Recommendations for Hepatitis – Foods to Include and Avoid, Med India – Aug 11, 2023, https://www.medindia.net/health/diet-and-nutrition/hepatitis-diet-recommendations-foods-to-eat-and-avoid.htm