Home Phone

Free shipping on 1.000.000 vnd

0912 345 678

0912 345 678

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG – BẠN CÓ THỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA NÓ!

THOÁT VỊ ĐỊA ĐỆM THẮT LƯNG – ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ, PHÒNG NGỪA

1. Thế nào là thoát vị đĩa đệm thắt lưng?

Đĩa đệm là thành phần sụn xương nằm giữa các xương xếp chồng lên nhau để tạo thành cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Ảnh – Nguồn Internet

2. Nguyên nhân do đâu bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng?

– Người lớn tuổi: khi tuổi già, thường có sự thoái hóa đĩa đệm và vành thớ mất tính đàn hồi, từ đó nhân nhày dễ dàng phá vỡ vành thớ để di chuyển về phía sau hay phía bên. Đồng thời khi cột sống làm các dộng tác hàng ngày khiến đĩa đệm phải chịu  những động lực trong mọi chiều.

– Người trẻ tuổi: thường do yếu tố sai tư thế khiến đĩa đệm cột sống bị đè ép quá nặng dẫn đến đè ép  tổn thương vành thớ như động tác gập xoay cột sống, gập duỗi và nghiêng của cột  sống.

– Nhìn chung các yếu tố tác động gây nên thoát vị cột sống có thể là:

+ Áp lực trọng tải cao.

+ Áp lực căng phồng của tổ chức đĩa đệm cao.

+ Sự lỏng lẻo trong từng phần với sự tan rã của tổ chức đĩa đệm.

+ Lực đẩy, xoắn vặn nén ép quá mức vào đĩa đệm cột sống.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tuổi tác, thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình hao mòn dần dần liên quan đến lão hóa được gọi là thoái hóa đĩa đệm. Khi mọi người già đi, đĩa đệm trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách hoặc vỡ hơn ngay cả khi chỉ bị căng hoặc xoắn nhẹ.

3. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng?

Thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới thường gây ra đau đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa xảy ra khi đĩa đệm thoát ra đè ép lên rễ thần kinh cảm giác và thường đau ở sau đùi, bắp chân, mắt cá ngoài gót và ngón chân, vùng đau này cho ta chẩn đoán định hướng thần kinh nào chèn ép.  Cơn đau nhói này thường chạy dọc một bên mông xuống chân và đôi khi là bàn chân. Các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới có thể bao gồm:

– Đau lưng

– Cảm giác ngứa ran hoặc tê ở chân và/hoặc lòng bàn chân

– Yếu cơ

4. Phương pháp điều trị

4.1. Điều trị không phẫn thuật

– Chuyên gia y tế:

+ Sử dụng thuốc: bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau chống viêm hoặc thuốc giãn cơ .

+ Vật lý trị liệu: chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn một chương trình thể dục giúp giảm áp lực lên dây thần kinh. Hoạt động thể chất giúp nới lỏng các cơ bị căng và cải thiện lưu thông máu.

+ Tiêm tủy sống: còn gọi là gây tê ngoài màng cứng hoặc phong bế thần kinh, tiêm tủy sống là tiêm thuốc steroid trực tiếp vào cột sống.

– Điều trị tại nhà: trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể biến mất theo thời gian. Để giảm đau trong khi đĩa đệm lành lại, có thể:

+ Nghỉ ngơi từ một đến ba ngày nếu cơn đau dữ dội, nhưng điều quan trọng là tránh nằm liệt giường trong thời gian dài để tránh bị cứng khớp.

+ Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol.

+ Đắp nóng hoặc chườm đá vào vùng bị ảnh hưởng.

4.2. Phẫu thuật

Ảnh: Điều trị bằng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng (Nguồn: Internet)

Thoát vị đĩa đệm sẽ tự khỏi theo thời gian hoặc bằng phương pháp điều trị không phẫu thuật cho 9/10 người. Nếu các phương pháp điều trị khác không làm giảm các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật để giảm áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.

Trong những trường hợp hiếm hoi, một đĩa đệm lớn bị vỡ có thể làm tổn thương dây thần kinh bàng quang hoặc ruột của bạn. Điều đó có thể cần phẫu thuật khẩn cấp. 

–  Mổ mở có tỷ lệ thành công cao, phẫu thuật ít xâm lấn lối sau, cổ điển.

–  Mổ qua kính hiển vi có kết quả tương tự mổ mở.

–  Mổ qua nội soi là phương pháp an toàn nhất hiện nay, mổ qua lối sau, tỷ lệ thành công cao không mất máu nhiều bệnh nhân đi lại sớm hơn. Có nhiều phương pháp như bơm ximăng vào thân đốt sống…

+ Cắt đĩa sống vi phẫu.

+ Cắt đĩa sống hàn liên đốt.

+ Cắt nhân qua dao cắt đặc biệt

5. Phòng ngừa

– Sử dụng các kỹ thuật nâng đúng cách: không uốn cong ở eo. Cong đầu gối trong khi giữ lưng thẳng. Sử dụng cơ chân khỏe để hỗ trợ tải.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh: cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lên phần lưng dưới.

– Thực hành tư thế tốt: tìm hiểu cách cải thiện tư thế khi bạn đi bộ, ngồi, đứng và ngủ. Tư thế tốt làm giảm căng thẳng cho cột sống của bạn.

Ảnh: Tư thế nâng vật nặng đúng cách (Nguồn: Internet)

– Duỗi người: việc nghỉ ngơi để duỗi người đặc biệt quan trọng nếu thường xuyên ngồi trong thời gian dài.

– Tránh mang giày cao gót. Loại giày này làm cột sống của bạn bị lệch.

– Tập thể dục thường xuyên: tập trung vào các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng để hỗ trợ cột sống.

– Bỏ thuốc lá: hút thuốc có thể làm yếu đĩa đệm, khiến chúng dễ bị vỡ. Hãy cân nhắc bỏ thuốc lá.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng dưới làm một bệnh lí gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống của bạn, điển hình là những cơn đau liên miên, giảm chất lượng cuộc sống. Thoát vị xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng thường nhất vẫn là tuổi tác. Có nhiều phương pháp để điều trị và phòng ngừa bệnh. Hãy duy trì một lối sống tốt, cải thiện tư thế, thể dục thường xuyên và bổ sung dưỡng chất cần thiết để có một sức khỏe tốt hơn.

Tài liệu tham khảo:

(1). Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, https://bvnguyentriphuong.com.vn/phac-do-dieu-tri/benh-ly-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung

(2). Mayo Clinic Staff, Herniated disk, Mayo Clinic – Oct 24, 2023, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095

(3). Herniated Disk (Slipped or Bulging Disk), Cleveland Clinic – Oct 22, 2024, https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk

Share post

Related News