TRẺ NHỎ MỌC RĂNG – RĂNG SỮA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI
1. Dấu hiệu trẻ nhỏ mọc răng
Hầu hết trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng cũng có thể sớm nhất là 4 tháng hoặc muộn nhất là 15 tháng.
Khi sắp mọc răng, trẻ có thể không biểu hiện bất kỳ dấu. Những trẻ khác có thể có các triệu chứng sau:
– Cáu kỉnh hơn: Khó tính, cáu kỉnh, hay quấy khóc.
– Chảy nước dãi quá nhiều
– Có có xu hướng gặm, nhai và thậm chí cắn bất cứ thứ gì chúng có thể cho vào miệng, kể cả tay.
Các triệu chứng mọc răng có xu hướng đạt đỉnh khi răng bắt đầu mọc, nhưng sẽ giảm dần khi răng xuất hiện. Điều này sẽ mất khoảng ba hoặc bốn ngày.
Việc trẻ sốt không phải là vì mọc răng mà có thể tiềm ẩn một vấn đề khác mà trẻ đang mắc phải. Sốt là một phản ứng miễn dịch, con bạn có thể sốt do nhiễm virus, nhiễm khuẩn,… Đừng lầm tưởng khi thấy con sốt và đoán là trẻ mọc răng, khi con sốt liên tục, không có biểu hiện hạ sốt khi dùng thuốc hạ sốt, sốt quá cao hoặc có biểu hiện bất thường đáng lo, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
2. Răng sữa và vai trò của chúng
Răng sữa – là những chiếc răng mọc lần đầu tiên trên hàm của những đứa trẻ, sau đó răng sữa rụng và mọc răng lần thứ 2 – răng vĩnh viễn.
Việc chăm sóc răng sữa và những lưu ý khi trẻ vào giai đoạn mọc răng là vô cùng quan trọng giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh sau này.
Mặc dù đúng là răng sữa chỉ ở trong miệng trong một thời gian ngắn nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng. Răng sữa:
– Định vị những chiếc răng vĩnh viễn mọc sau này
– Làm cho khuôn mặt trông bình thường
– Hỗ trợ phát triển lời nói rõ ràng
– Giúp đạt được dinh dưỡng tốt (răng bị mất hoặc sâu khiến trẻ khó nhai, khiến trẻ từ chối thức ăn)
– Giúp răng vĩnh viễn có khởi đầu khỏe mạnh (sâu răng và nhiễm trùng ở răng sữa có thể gây tổn thương cho răng vĩnh viễn đang phát triển bên dưới)
3. Chế độ dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh
– Hạn chế sử dụng quá nhiều đường, carbohydrat, tinh bột đặc biệt là các loại kẹo ngọt, bánh ngọt có thể gây sâu răng
– Cho trẻ ăn trái cây và rau như một bữa ăn nhẹ thay vì carbohydrate. Trái cây và rau có nhiều nước, chẳng hạn như lê, dưa, cần tây và dưa chuột, là tốt nhất.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng như magie, canxi
– Cho trẻ uống nước lọc thay vì nước trái cây hoặc soda. Nước trái cây, soda và thậm chí cả sữa đều chứa đường. Nước lọc không gây hại cho răng và giúp rửa sạch các hạt thức ăn có thể bám trên răng.
4. Xây dựng thói quen giúp răng khỏe mạnh
Thăm khám răng định kỳ cho trẻ là một điều kiện rất tốt giúp trẻ có một hàm răng khỏe và đẹp. Khám răng cho trẻ 6 tháng 1 lần. Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt cũng đóng góp một phần quan trọng:
– Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ: súc miệng/đánh răng trước khi ngủ, sau khi thức dậy, sau bữa ăn, đánh răng 2 lần/ngày và súc miệng sau các bữa ăn
– Dùng chỉ nha khoa để tối ưu hóa việc vệ sinh răng miệng nơi các kẽ răng mà có thể bàn chải không thể tiếp cận
– Tạo cho trẻ thói quen ăn không ăn vặt nhiều, chủ yếu là ăn bữa chính. Ăn vặt thường xuyên mà không đánh răng ngay sau đó sẽ liên tục cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn, dẫn đến tích tụ mảng bám và sâu răng . Cố gắng hạn chế ăn vặt càng nhiều càng tốt và chỉ một hoặc hai bữa một ngày
Sức khỏe răng miệng trong những năm đầu đời của trẻ cần được theo dõi và chăm sóc đúng cách. Nếu có giải pháp và các hình thức chăm sóc tốt, răng miệng của trẻ sẽ phát triển khỏe và đẹp. Trên đây chỉ là một vài những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc răng cho trẻ. Hãy luôn là cha mẹ cập nhật những thông tin cần thiết và chính xác giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
(1). Teething Doesn’t Cause Fevers and Other Myths To Sink Your Teeth Into, Cleveland Clinic – May 1, 2023, https://health.clevelandclinic.org/teething-signs-and-symptoms
(2). Dental Health and Your Child’s Teeth, WedMD – Dec 14, 2024, https://www.webmd.com/oral-health/dental-health-your-childs-teeth