ĐỘNG KINH Ở TRẺ – YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY RA LÀ GÌ?
1. Giới thiệu
– Co giật: Co giật được định nghĩa là sự xuất hiện thoáng qua các dấu hiệu và triệu chứng do hoạt động thần kinh bất thường, quá mức hoặc đồng bộ trong não đặc trưng bởi hoạt động của cơ xương đột ngột và không tự chủ. Cơn động kinh thường biểu hiện các cơn có giật, có hoặc không có mất ý thức hay biểu hiện, hoạt động bất thường không kiểm soát.
– Bệnh động kinh: Năm 2014, International League Against Epilepsy (ILAE), đề xuất định nghĩa theo lâm sàng, theo đó, động kinh là một bệnh về não có biểu hiện bởi bất kì tình trạng nào dưới đây:
+ Có ít nhất hai cơn co giật không có nguyên nhân xảy ra cách nhau >24 giờ
+ Có một cơn động kinh không có nguyên nhân và khả năng xảy ra các cơn động kinh tiếp theo (nguy cơ tái phát chung) sau hai cơn động kinh không có nguyên nhân, xảy ra trong 10 năm tiếp theo là ít nhất 60%
+ Được chẩn đoán hội chứng động kinh
2. Nguyên nhân các cơn động kinh ở trẻ?
* Nguyên nhân của động kinh ở trẻ em chưa được xác định rõ ràng, người ta xếp thành các yếu tố nguy cơ thay vì nguyên nhân.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: nhiều thống kê cho thấy, có nhiều người ở các thế hệ khác nhau trong một gia đình mắc bệnh động kinh
– Thiếu oxy
– Ngộ độc
– Sốt cao
– Khuyết tật về thần kinh
– Xuất viện muộn khỏi NICU hoặc sinh non
– Có mẹ lạm dụng rượu và hút thuốc khi mang thai làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các cơn co giật
* Ở khoảng 30% trẻ em có cơn co giật đầu tiên, khả năng tái phát các cơn co giật tăng lên. Các yếu tố nguy cơ của cơn co giật do sốt tái phát bao gồm:
– Tuổi nhỏ và thời gian kéo dài ở cơn co giật đầu tiên.
– Nhiệt độ cơ thể thấp trong cơn co giật đầu tiên
– Tiền sử gia đình có người thân cách nhau 1 thế hệ bị co giật do sốt.
– Khoảng thời gian ngắn kể từ khi tăng nhiệt độ và thời điểm bắt đầu co giật ngược lại.
Một số nghiên cứu, thống kê cho kết luận, bệnh nhân có đủ tất các các yếu tố trên có nguy cơ tái phát cơn động kinh tầm 70%, bệnh nhân không có yếu tố nào trong số các yếu tố này có khả năng tái phát cơn động kinh thấp hơn 20%.
Phụ huynh cần nắm rõ về biểu hiện và các mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh để đưa trẻ tới cơ sở y tế đúng cách. Theo dõi trẻ nhiều hơn khi có nhiều yếu tố nguy cơ tái phát cơn động kinh. Tham khảo ý kiến của chuyên gia, cũng như thăm khám khi thấy các biểu hiện của cơn động kinh ở trẻ để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Động kinh ở trẻ đa phần là lành tính và sẽ hết sau khi chúng trưởng thành, tuy nhiên, xử lí đảm bảo an toàn cho trẻ và loại trừ các nguy cơ ác tính là cần thiết.
Tài liệu tham khảo:
(1). InformedHealth.org [Internet]. Cologne, Germany: Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); 2006-. Overview: Epilepsy. [Updated 2023 May 4]. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK343313/
(2). Minardi, C., Minacapelli, R., Valastro, P., Vasile, F., Pitino, S., Pavone, P., Astuto, M., & Murabito, P. (2019). Epilepsy in Children: From Diagnosis to Treatment with Focus on Emergency. Journal of clinical medicine, 8(1), 39. https://doi.org/10.3390/jcm8010039