BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH
I. Vật dụng đựng sữa
- Nên dự trữ sữa trong túi trữ sữa chuyên dụng hoặc hộp đựng thực phẩm sạch (nên dùng hộp bằng thủy tinh hoặc nhựa và có nắp đậy kín). Nên dùng các sản phẩm BPA-Free và là nhựa PP (có kí hiệu số 5).
Ảnh: sưu tầm
- Chia nhỏ sữa lưu trữ vừa đủ cho 1 lần ăn của bé để tránh lãng phí.
- Tránh các loại chai/ túi có ký hiệu tái chế số 7 (Bisphenol-A), biểu tượng này cho thấy rằng vật chứa có thể được làm bằng nhựa có chứa BPA.Không bảo quản sữa mẹ trong túi nhựa không dùng để đựng sữa mẹ.
- Không đổ sữa mẹ quá đầy trong bình chứa/túi chứa vì sữa mẹ sẽ nở ra khi đông lại.
II. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt sữa
- Đóng chặt miệng túi trữ sữa/nắp hộp đựng sữa trước khi bỏ vào tủ lạnh.
- Sữa sau khi vắt ra cần cho ngay vào túi dự trữ sữa có ghi đầy đủ thông tin giờ, ngày tháng trữ sữa trên túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh.
- Điều kiện bảo quản sữa mẹ mới vắt tốt nhất được trình bày trong bảng sau:
- Dự trữ trong ngăn mát hay ngăn đông vẫn phải đảm bảo ngăn cách với các đồ ăn khác trong tủ lạnh.
- Trữ sữa thành từng bình/túi/hộp đúng lượng cho bé bú một lần. Như thế rã đông sẽ an toàn hơn, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
III. Cách rã đông sữa
Ảnh: sưu tầm
- Mẹ lưu ý phương pháp rã đông rất quan trọng, nếu thực hiện sai sữa sẽ mất hết dinh dưỡng. Nhiệt quá cao sẽ khiến sữa có mùi xà phòng và làm hỏng vitamin có trong sữa mẹ.
- Cách rã đông tối ưu và được khuyến cáo là để sữa đông trong tủ mát qua đêm.
- Không rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng trẻ.
- Sau khi lấy sữa ra từ ngăn đá, mẹ nên để ở ngăn mát 24 giờ để sữa trở về dạng lỏng.
- Ba mẹ nhớ lưu ý lắc đều sữa trước khi cho bé bú nhé!
IV. Lưu ý
- Nếu sữa sau khi rã đông có màu sắc bất thường hoặc mùi lạ thì không nên cho bé bú.
- Nếu mẹ đi làm và vắt sữa tại công ty thì có thể bảo quản trong túi đá giữ nhiệt với thời gian tối đa 24 giờ để có thể mang về nhà.
- Đối với các bé bú ít, sữa mẹ bé bú còn chỉ được sử dụng tiếp trong vòng 2 giờ sau khi bé bú. Nếu quá 2 giờ mẹ hãy bỏ lượng sữa này đi nhé!
- Bé nên được cho bú “sữa mẹ ruột”, không nên sử dụng sữa từ các mẹ khác mà không qua quá trình xử lý của Ngân hàng sữa mẹ vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Các bà mẹ nếu có điều kiện hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 năm tuổi nhé.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế, Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đúng cách
2. Bệnh viện Từ Dũ, Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào?