Home Phone

Free shipping on 1.000.000 vnd

0912 345 678

0912 345 678

KINH NGUYỆT THƯA BẠN CÓ THỂ BỊ BỆNH GÌ?

NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH VỀ KINH NGUYỆT THƯA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

1. Thế nào là thưa kinh?

Thưa kinh được định nghĩa là lưu lượng máu kinh không đều và không nhất quán ở phụ nữ; mà trước kia chu kì kinh nguyệt đang bình thường. Ở đó chu kì kinh nguyệt kéo dài lớn hơn 35 ngày hoặc chỉ có từ 4-9 chu kì kinh nguyệt trong một năm. Một số thay đổi về lưu lượng máu kinh hoặc sự kéo dài của chu kì kinh nguyệt là bình thường như khi phụ nữ sau sinh, tuổi tiền mãn kinh,…

2. Thưa kinh nguyên nhân do đâu?

Thưa kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoại trừ một số trường hợp là sinh lí bình thường, thưa kinh thường là biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn. Các nguyên nhân dẫn tới thưa kinh bao gồm:

– Bệnh buồng trứng đa nang

– Khối u tiết androgen ở buồng trứng

– Khối u tiết androgen của tuyến thượng thận

– Hội chứng Cushing

– Cường giáp

– U tiết prolactin

– Vô kinh vùng dưới đồi

– Bệnh viêm vùng chậu

– Hội chứng Asherman

– Bệnh tiểu đường không kiểm soát được

– Bệnh tiểu đường loại 1

– Tăng sản thượng thận bẩm sinh

– Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh không điển hình. 

– Tác dụng phụ của thuốc tránh thai uống

– Thuốc chống loạn thần

– Thuốc chống động kinh

– Các vấn đề về giải phẫu

– Suy buồng trứng nguyên phát

Có thể thấy, thưa kinh không phải là một tình trạng dễ phán đoán về lí do của nó. Để được xác định chính xác cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt, kết hợp với khai thác bệnh sử một cách chi tiết và được chẩn đoán bởi chuyên gia có kiến thức chuyên môn.

3. Làm sao biết tình trạng thưa kinh là do đâu?

– Khai thác thông tin chi tiết về chu kì kinh nguyệt

Cần khai thác các thông tin tiền sử kinh nguyệt chi tiết, bao gồm thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, những ngày có kinh nguyệt bình thường trong đó, số lượng băng vệ sinh được sử dụng mỗi ngày, khoảng cách giữa hai chu kỳ và tính đều đặn của các chu kỳ trước đó. Thông tin này sẽ cung cấp ý tưởng về lượng máu chảy, số chu kỳ trong một năm và tính đều đặn của các chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chẩn đoán kinh nguyệt thưa.

Các thông tin về tiền sử gia đình, tiền sử  quan hệ tình dục, tiền sử sinh nở và dùng thuốc ũng góp phần chẩn đoán được chính xác hơn.

– Khám sức khỏe định kì

– Làm các xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT, chụp MRI, xét nghiệm dịch cổ tử cung,…

Nhìn chung, khi xem xét từng trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải thực hiện các yêu cầu chẩn đoán khác nhau để xác định nguyên nhân. Tự phán đoán nguyên nhân được xem là thiêu chính xác và không có tính khoa học. Hãy tới cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám khi có các biểu hiện bất thường về chu kì kinh nguyệt.

4. Cần phân biệt thưa kinh bệnh lí và rối loạn bình thường khác

– Tuổi dậy thì

Các bé gái có thể trải qua chu kỳ không rụng trứng ban đầu có thể gây ra dòng chảy kinh nguyệt nhẹ hoặc không đều, sau đó trở nên đều đặn theo thời gian, có thể bị nhầm lẫn với thiểu kinh, trong đó phụ nữ ban đầu có dòng chảy đều đặn và sau đó trở nên ít hơn. 

– Tiền mãn kinh

Chảy máu bất thường trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể bị nhầm lẫn với kinh nguyệt thưa, nhưng chủ yếu liên quan đến các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm như bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm, tăng cân, thay đổi tâm trạng và đau âm đạo khi giao hợp trong khi kinh nguyệt thưa do tình trạng bệnh lý khác sẽ không liên quan đến các dấu hiệu và triệu chứng như vậy.

– Mang thai

5. Làm sao để góp phần có một chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh?

Mặc dù đôi khi việc thưa kinh là hệ quả của bệnh lí tiềm ẩn phụ thuộc vào các bệnh lí tiềm ẩn có thể do di truyền hoặc nhiều nhóm yếu tố tác động, nhưng duy trì một lối sống lành mạnh luôn là chìa khóa vàng để tránh xa bệnh tật.

– Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục vừa phải và ăn thực phẩm bổ dưỡng. Nếu muốn giảm cân, hãy thực hiện dần dần thay vì áp dụng chế độ ăn kiêng hạn chế lượng calo và thức ăn nạp vào cơ thể một cách nghiêm ngặt thay vì những chế độ thiếu khoa học hay các thực phẩm giảm cân có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

– Hãy đảm bảo nghỉ ngơi đủ giấc.

– Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng và thư giãn.

– Giảm bớt các bài tập thể dục kéo dài hoặc cường độ cao.

– Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai khác theo chỉ dẫn khi không có nhu cầu mang thai.

– Thay băng vệ sinh sau mỗi bốn đến sáu giờ để tránh hội chứng sốc độc tố và ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa và bác sĩ chăm sóc chính để kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Việc giữ vệ sinh cho vùng kín, sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn và thăm khám định kì cũng vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình.

Tài liệu tham khảo:

(1). Riaz Y, Parekh U. Oligomenorrhea. [Updated 2023 Jul 31]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560575/

(2). Irregular Periods, Cleveland Clinic – Jan 18, 2023, https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods

Share post

Related News